Chán lắm, chồng không có chí tiến thủ!
Trong khi hầu hết đàn ông đều tham vọng, có chí tiến thủ, quyết đoán và dám mạo hiểm, thì chồng Bình lúc nào cũng bằng lòng với những gì mình đang có. Khi cô muốn đầu tư, hay làm một gì to tát Kiên luôn bàn lùi. Anh thà rằng để tiền đó mà ăn tiêu cho sướng, còn hơn là đầu tư mạo hiểm rồi không biết thua hay thắng.
Hủy hôn vì chồng sắp cưới ki bo
Chán chồng, tôi muốn ngã vào lòng người khác
Chém gió: đàn ông sợ vợ hay sĩ diện?
Thu nhập hai vợ chồng không cao nhưng cũng tạm ổn, khoảng 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, sống ở đất Hà Nội, bao nhiêu thứ tiền phải chi tiêu, mỗi tháng cũng không bỏ ra được bao nhiêu để tiết kiệm.
Mấy năm trước, thấy người ta kinh doanh, buôn bán có lời, Bình có ý định hùn vốn với đứa bạn mở cửa hàng ăn. Thế nhưng, khi bàn với chồng liền bị anh gạt phắt đi: Có phải ai kinh doanh cũng thành công đâu. Nếu làm giàu dễ thế thì người ta đua nhau đi làm giàu hết rồi, chả đợi đến lượt vợ chồng mình. Thôi cứ an nhàn mà sống, lỡ đầu tư thất bại, không những vốn chẳng thu lại được mà còn phải vay thêm để trả nợ. Lúc đó, vợ chồng mình đã nghèo lại càng khốn khó...
Thuyết phục chồng không được, Bình đành phải chấp nhận. Đến nay, thấy người bạn ăn nên làm ra, Bình tiếc hùi hụi. Bảo chồng thì anh nói: Giàu nghèo có số rồi, biết đâu khi em làm cùng lại không được như thế... Tóm lại, mỗi lần bàn đến việc gì, Kiên đều nhìn theo hướng tiêu cực. Nếu không chắc chắn thành công, anh sẽ không làm.
Thuyết phục chồng không được, Bình đành phải chấp nhận. Đến nay, thấy người bạn ăn nên làm ra, Bình tiếc hùi hụi. (ảnh minh họa)
Trong công việc cũng vậy. Anh cứ an nhàn làm một kỹ thuật viên bình thường mà không hề có tham vọng lên làm trưởng phòng hay trưởng nhóm dù chuyên môn rất giỏi. Có lần, Trưởng phòng của anh được thăng chức, Công ty muốn anh lên thay thế. Nghe chồng kể, Bình đang vui mừng, không ngờ bị anh dội cho gáo nước lạnh: Sếp muốn anh làm trưởng phòng nhưng anh từ chối rồi. Làm nhân viên vừa nhàn lại ít áp lực. Trưởng phòng lương cũng chỉ hơn nhân viên có 1 triệu mà suốt ngày chịu áp lực từ giám đốc. Anh thấy trưởng phòng cũ, suốt ngày phải đi họp, lần nào về mặt cũng căng như dây đàn. Anh không khéo ăn, khéo nói, cũng không giỏi chịu áp lực, lên làm không được khi quay về làm nhân viên còn chán hơn...
Không thể tin được, Nga chỉ biết mắng cho chồng một trận. Biết anh là người không thích bon chen, nhưng đằng này cơ hội sờ sờ trước mắt thế mà cũng bỏ qua. Bảo cô không tức thế nào được... Đó là lí do vì sao dù có chuyên môn giỏi, ra trường được gần 10 năm, Kiên vẫn là một anh kỹ thuật viên quèn.
Hơn 7 năm kết hôn, không biết bao lần vợ chồng cãi nhau bởi cái tính chắc chắn của anh. Nếu trước đây, cô yêu nhất chồng cái tình hiền lành, không ganh đua với đời thì giờ nhiều khi chỉ ước ao giá như chồng mình máu mạo hiểm tí thì tốt.
Gần đây nhất, hai vợ chồng lại có vụ xung đột, dẫn đến chiến tranh lạnh. Lấy nhau 7 năm, hai vợ chồng cũng tích cóp được hơn 500 triệu đồng, tính cả số tiền mừng cưới. Mấy lần định làm ăn không thành, hai vợ chồng nhất trí tiết kiệm mua nhà. Chứ mỗi tháng mất gần 30 triệu tiền thuê trọ, kể ra cũng xót.
Hôm vừa rồi, được đứa bạn giới thiệu cho một căn hộ tập thể của anh họ nhà nó, gia đình chuyển ra nước ngoài sống nên bán giá khá rẻ, 50m2 bán với giá 750 triệu đồng. Bình vui mừng về bàn với chồng vay mượn thêm để mua. Những tưởng chồng ủng hộ, nhưng khi biết hai vợ chồng mới chỉ có được khoảng 500 triệu (tiền nong cô quản lý nên anh không biết chính xác là hai vợ chồng tiết kiệm được bao nhiêu), cần phải vay 250 triệu mới đủ thì Kiên gạt phắt đi: Anh cứ tưởng gần đủ, chứ còn thiếu tận 250 triệu nữa thì thôi. Vay số tiền lớn thế, rồi lãi mẹ đẻ lãi con, biết bao giờ mới trả xong.
Nói xong, Bình cũng thấy hối hận vì quá nặng lời. Giận quá mất khôn, nhưng cô vẫn không thể chấp nhận suy nghĩ an phận của chồng. (ảnh minh họa)
Bực mình cô bảo: An cư mới lạc nghiệp, có chỗ ở ổn định, mỗi năm chả phải tiết kiệm được gần 30 triệu tiền thuê trọ còn gì. Vay rồi trả, mà có vay thì mới có động lực tiết kiệm mà trả chứ. 250 triệu, kể cả lãi thì với thu nhập của vợ chồng mình trong khoảng 5-7 năm là có thể trả được rồi. Cứ chờ đủ tiền mới mua, bao giờ mới có nhà mà ở.
Dù cô phân tích đủ đường, Kiên vẫn kiên quyết: Giờ mới một đứa con, vài năm nữa thêm đứa nữa bao nhiêu thứ tiền phải chi tiêu. Mua nhà xong rồi ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, cứ lo canh cánh mà đi trả nợ thì khổ lắm...
Tức điên, Bình hét: Anh thì lúc nào cũng ăn, ăn, ăn… Cứ lo an nhàn để ăn, để hưởng thụ thì khi nào mới có nhà mà ở. Cứ chui ra chui vào cái phòng trọ bé tí này anh không thấy chán à. Anh có thấy ai làm đàn ông mà như anh không, không có chí tiến thủ, không có gan mạo hiểm. Ngày xưa tôi mù mắt mới lấy anh!
Nói xong, Bình cũng thấy hối hận vì quá nặng lời. Giận quá mất khôn, nhưng cô vẫn không thể chấp nhận suy nghĩ an phận của chồng. Vì câu nói của cô, mấy ngày nay hai vợ chồng vẫn chiến tranh lạnh, không ai chịu làm hòa trước.
Bình biết mình sai vì lỡ nói ra những lời tổn thương chồng, nhưng cô cũng chán. Cứ thế này, không biết bao giờ vợ chồng mới khá lên được. Nhiều khi Bình nghĩ, hay là li hôn quách đi cho rồi, tìm một người quyết đoán hơn cho đỡ khổ.
Nghi Viên
Mời bạn đọc những bài viết hay, hấp dẫn cùng chủ đề của Eva tám tại đây:
3 năm làm vợ, chồng không cho một xu | Chồng à, hình như ta đang chán nhau! |
vo chong, chuyen vo chong, chan chong, chan chong vo cung, vo chan chong, chuyen gia dinh, gia dinh, bao phu nu, chi em, hanh phuc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét