Sức khỏe | Những sai lầm khi sex vào mùa đông
Thời tiết mùa đông lạnh giá thường dễ khiến chúng ta lười tắm rửa hơn. (Ảnh minh họa).
Không vệ sinh sạch sẽ. Thời tiết mùa đông lạnh giá thường dễ khiến chúng ta lười tắm rửa hơn. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể và sức khỏe của chúng ta khi làm “chuyện ấy”. Nguyên nhân là do các bộ phận trên cơ thể đều rất nhạy cảm với vi khuẩn, nhất là vùng kín. Nếu chúng ta không chú ý vệ sinh, các vi khuẩn sẽ nhân cơ hội này để thâm nhập và làm hại cơ thể.
Quan hệ theo kiểu marathon (nhanh và mạnh) là một trong những thói quen “yêu” rất có hại trong mùa đông. Nguyên nhân là do mùa đông lạnh, sức đề kháng của chúng ta yếu hơn so với các thời điểm khác. Vì thế, cách quan hệ kiểu này dễ dàng ảnh hưởng đến cơ thể, gây nên tình trạng đau nhức, mệt mỏi cơ bắp, đau các khớp, ảnh hưởng xấu đến vùng kín, gây đau rát, khó chịu…
Để chăn, gối bẩn. Chăn, ga, gối, đệm… là những vật dụng có liên quan mật thiết với chúng ta khi làm “chuyện ấy”, nhất là trong mùa đông. Chính vì vậy, thói quen để chăn ga bẩn cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến chuyện này, đặc biệt là ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta.
Uống nước lạnh ngay sau khi “yêu”. Sau khi quan hệ, rất nhiều người có thói quen uống nước lạnh để làm giảm cảm giác khát nước, mệt mỏi… Thói quen này có thể có tác dụng giúp bạn thoải mái hơn trong lúc đó, tuy nhiên, về lâu dài, nó sẽ gây ra những cảm giác rất khó chịu, làm tổn hại đến dạ dày, thậm chí còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác như họng, phổi…
Làm nóng mình khi ân ái. Nhiều cặp vợ chồng thậm chí nhiều bạn trẻ cho rằng, khi ân ái vào mùa đông, nhất định phải làm cho cơ thể tỏa ra một lượng nhiệt lớn, nhờ đó sẽ không cảm thấy lạnh, vì thế thường làm “chuyện ấy” với cường độ mạnh, làm mồ hôi toát ra.
Thực tế, vào mùa đông cơ thể người cần lượng nhiệt lớn để giữ ấm cho cơ thể trong khi “chuyện ấy” lại làm tiêu hao nhiều năng lượng, vì thế số lần và cường độ ân ái nên ít hơn vào mùa đông, sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn. Khi ân ái cũng nên chú ý giữ ấm, buông thả dục vọng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, rã rời sau khi “đạt đỉnh”, rất dễ cảm lạnh.
Rượu giúp ích cho “chuyện ấy”. Mùa đông nhiệt độ trong phòng rất thấp, một số cặp vợ chồng thường uống rượu và cho rằng rượu vừa có thể chống lạnh vừa có thể giúp ích cho “chuyện ấy”. Thực ra uống rượu chống lạnh chỉ là hiện tượng “ấm nóng” tạm thời. Sau khi rượu vào dạ dày, khuếch trương huyết quản, tăng lưu lượng máu, làm cho cơ thể có cảm giác “nóng nóng ấm ấm” nhưng đó không phải là nguồn nhiệt lượng.
Còn tác động của rượu với “chuyện ấy” thì lại càng có tính chất tạm thời. Ngày nay, khoa học hiện đại chứng minh, rượu là một chất độc, uống quá nhiều rượu sẽ làm cho tuyến giới tính trúng độc, dễ dẫn tới liệt dương hoặc vô sinh. Nếu một bên không uống rượu, thường là nữ, mà phải "đáp ứng" bên kia trong hơi men nồng nặng thì rất dễ tạo ấn tượng xấu. Vì thế một người chồng thực sự yêu vợ thì không bao giờ mượn rượu để “yêu”.
Cấm cửa “chuyện ấy”. Ngược lại, một số cặp vợ chồng vì hiểu rõ “đạo” dưỡng sinh 4 mùa nên cứ sang đông là “cấm cửa” chuyện "yêu”. Kết quả là đang từ 1-2 lần/tuần, đột nhiên thành 1 tháng/lần, thời gian "yêu" cũng rút ngắn đi. Thực ra đây cũng là một sai lầm. Điều kiện sinh hoạt ngày nay tốt hơn, sức khỏe cũng tốt hơn, nhu cầu về “chuyện ấy” cũng mãnh liệt hơn. Vậy nên không cần "tiết chế" quá mức “chuyện ấy” vào mùa đông.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét